Xe Nâng Hàng Zoomlion Chất Lượng , Giá Tốt - Bảo Hành 2 Năm

Xe Nâng Hàng Zoomlion Chất Lượng , Giá Tốt - Bảo Hành 2 Năm

 

Trên thị trường hiện nay, việc sử dụng các loại xe nâng hàng không chỉ giúp tăng hiệu quả trong việc vận chuyển hàng hóa mà còn giảm thiểu sức lao động và tăng tính an toàn trong quá trình làm việc. Trong số các nhà sản xuất xe nâng hàng, Zoomlion là một trong những thương hiệu nổi tiếng và đáng tin cậy với sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý và dịch vụ hậu mãi đáng tin cậy. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng Zoom Việt Nam tìm hiểu về các dòng xe nâng hàng của Zoomlion, cũng như lợi ích và lựa chọn phù hợp.

Xe Nâng Hàng Là Gì?

Xe nâng hàng là một loại phương tiện vận chuyển hàng hóa được sử dụng rộng rãi trong các nhà kho, các khu công nghiệp và trên các công trường xây dựng. Chúng được thiết kế để nâng và di chuyển hàng hóa một cách dễ dàng và an toàn từ một vị trí này sang một vị trí khác.

Công Dụng của Xe Nâng Hàng

Xe nâng có khả năng nâng hạ và vận chuyển các loại hàng kiện, hàng bao gói, hàng hòm, container nhỏ và các cấu kiện bê tông có trọng lượng tương đối lớn.

Ngoài ra, nó còn có thể lắp các thiết bị kẹp hàng để vận chuyển các loại hàng ống dài. Đôi khi chúng cũng có thể nâng và vận chuyển các loại vật liệu rời nhưng vật liệu phải được bọc hoặc đóng trong các thùng chứa.

Nguồn động lực có thể sử dụng cho xe nâng hàng có thể là động cơ, ắc quy, hệ thống thuỷ lực…Trong xây dựng thường sử dụng loại xe nâng hàng tự hành với nguồn động lực là động cơ đốt trong, bộ di chuyển có kết cấu tương tự như ô tô nhưng có kích thước bao nhỏ hơn ô tô.

Đặc điểm cơ bản của các dòng xe nâng hàng đó chính là: có tính cơ động cao, có nhiều chức năng như: nâng hạ, bốc xếp, khả năng quay vận chuyển hàng.

Xe nâng hàng được sử dụng trong rất nhiều bến cảng, kho bãi, nhà ga, đường sắt hay các kho hàng. Ngày nay xe nâng hàng đã được nghiên cứu và sản xuất ra loại xe có tải trọng lên tới 46 tấn và một số dòng sản phẩm xe nâng chui container.

Các Dòng Xe Nâng Hàng tại Zoom Việt Nam

Xe Nâng Điện

Xe nâng điện được sử dụng tương đối rộng rãi trong các kho hàng kín, kho hàng hoá sạch. Tải trọng nâng và chiều cao nâng của dòng xe này cũng tương đối lớn. Chiều cao nâng lên tới 6 mét, có thể nâng hàng hoá lên tới 5 tấn. Xe nâng hạ bằng điện cũng được chia ra thành nhiều loại như: xe nâng hạ bằng điện ngồi lái, xe nâng hạ bằng điện bán tự động…

Xe nâng hạ bằng điện có rất nhiều lợi thế. Có thể kể đến như:

Thứ nhất: về khí thải, đây là dòng xe không sinh ra khí thải trong quá trình vận hành. Một điểm cộng nếu chúng ta sử dụng chiếc xe này trong những kho hàng kín.

Thứ hai: về nhiên liệu, các loại xe nâng điện sử dụng nhiên liệu rẻ hơn nhiều so với các dạng nguyên liệu khác. Ngoài ra, nhiên liệu điện cũng an toàn và sạch sẽ hơn so với xăng, dầu.

Thứ ba: về tuổi thọ, do có ít chi tiết cơ khí vận hành hơn các loại xe khác nên tuổi thọ của xe điện cũng dài hơn. Ngoài ra, do việc sử dụng và vận hành trong môi trường sạch hơn cũng giúp cho tuổi thọ của xe nâng điện cũng lâu hơn.

Thứ tư: về bảo dưỡng, như đã nêu ở trên, vì có ít chi tiết cơ khí vận hành hơn nên việc bảo dưỡng xe nâng điện cũng không yêu cầu phải thường xuyên như xe nâng dầu.

Thứ năm: về tiếng ồn, đây có lẽ chính là ưu điểm lớn nhất của chiếc xe nâng chạy điện, chiếc xe không gây ra tiếng ồn trong quá trình vận hành.

Xe nâng điện FB15-35Z

Xe nâng hạ bằng động cơ đốt trong

 

Xe nâng hạ bằng động cơ đốt trong là xe dùng động cơ đốt trong để thực hiện việc di chuyển và nâng hạ. Thông thường khi sử dụng  loại xe này, người ta phải sử dụng nâng đỡ và di chuyển hàng hoá khối lượng lớn, tần suất cao mà các loại xe khác không thể đáp ứng được.

Cấu tạo của xe chủ yếu bao gồm có động cơ chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu diesed, gas, khung gầm, lốp xe cấu tạo như ô tô, ngoài ra còn có thêm hệ thống thuỷ lực để nâng cấp hàng hoá và một vài bộ phận khác.

Tải trọng của các dòng xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong tương đối lớn, có thể lên đến vài trục tấn, với chiều cao nâng lên tới 6 mét.

Xe nâng hạ bằng động cơ đốt trong gồm có 3 loại chính: xe nâng chạy dầu diesel, xe nâng chạy xăng, xe nâng chạy gas.

Ưu điểm lớn nhất của xe nâng hàng sử dụng động cơ đốt trong đó chính là khả năng nạp nhiên liệu nhanh, có thể làm việc được trong thời gian dài, có thể làm việc được trong nhiều môi trường, điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác nhau.

Xe nâng dầu FD20/25/40E

Xe Nâng Cắt Kéo

Xe nâng cắt kéo là sự kết hợp giữa xe nâng điện và xe nâng dầu, mang lại sự linh hoạt trong việc vận chuyển hàng hóa và khả năng hoạt động trong môi trường công nghiệp đòi hỏi sự chắc chắn và hiệu quả.

Xe nâng hạ bằng tay

Xe nâng hạ bằng tay là loại xe dùng thủ công để di chuyển hàng hoá, gồm các loại  xe nâng tay, xe đẩy tay hoặc có thể vừa di chuyển hàng hoá vừa nâng hàng hoá lên cao. Tải trọng nâng và chiều cao nâng của dòng xe này tương đối thấp. Do đó được thiết kế tương đối đơn giản, dễ dàng sử dụng. Xe nâng hạ bằng tay có 2 dạng cơ bản:

Xe nâng tay thấp

Có chiều cao nâng tối đa là 200mm, chủ yếu nâng các loại hàng hoá có khối lượng từ 2 – 5 tấn.

Xe nâng tay cao

Có thể nâng cao tối đa lên tới 3.5 mét, tải trọng nâng từ 400kg đến 3 tấn.

Loại xe này thường được sử dụng để nâng hạ và di chuyển các loại hàng hoá trong kho có thiết kế nhỏ hẹp, trong xe tải, xe container…

Lợi thế lớn nhât của các dòng xe nâng tay đó chính là:

+ Có khả năng chịu tải trọng cao lên tới 5 tấn.

+ Khả năng di chuyển hàng hoá nhanh trong các kho hàng hẹp giúp nâng cao năng suất công việc, có thể làm việc liên tục trong thời gian dài.

+ Sử dụng nhanh chóng, dễ dàng, an toàn và tiện lợi.

+ Tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp.

+ Thiết kế đơn giản giúp cho chiếc xe có thể tiết kiệm được chi phí bảo trì và bảo dưỡng.

Xe Nâng Cũ

Ngoài ra, Zoom Việt Nam cũng cung cấp các dòng xe nâng cũ chất lượng, được tân trang kỹ lưỡng và kiểm tra chất lượng trước khi đưa ra thị trường. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng và hiệu suất làm việc.

Những điều cần quan tâm khi mua xe nâng

 

Khi lựa chọn xe nâng hàng, cần xem xét các yếu tố như tải trọng, môi trường làm việc, và tính linh hoạt trong việc di chuyển. Đồng thời, cũng cần quan tâm đến giá cả, bảo hành và dịch vụ hậu mãi để đảm bảo sự hài lòng và hiệu quả tối đa trong quá trình sử dụng.

  • Nắm rõ thông số xe nâng và kích thước xe sẽ giúp nhà đầu tư chủ động chọn ra xe phù hợp với địa hình, nhu cầu sử dụng của nhà xưởng, kho bãi mà xe nâng sẽ được đưa vào hoạt động;

  • Tránh thừa thãi, hoặc thiếu hụt hiệu suất trong quá trình sử dụng xe nâng để vận hành kho bãi.

Một số thông số kích thước xe nâng cơ bản

Chiều cao trung bình xe nâng – overall height 

Chiều cao trung bình xe nâng sẽ được tính từ điểm sàn đến điểm cao nhất khi trụ nâng không còn nối thêm. Trong trường hợp này, điểm cao nhất có thể là trụ nâng hoặc mui xe.

Thông số trung bình của xe nâng

Chiều cao trung bình là một trong những thông số quan trọng nhất của một chiếc xe nâng. Bởi chúng giúp bạn xác định được chiếc xe nâng này có phù hợp với container hàng hoặc cửa kho của mình hay không. Xe nâng hàng có thể ra vào một cách trơn tru mà không bị vướng hay không? Do đó, khi mua xe nâng, bạn nên chú ý xem xét kỹ yếu tố này để tránh những rắc rối về sau.

Chiều dài trung bình xe nâng – over length

Chiều dài trung bình xe nâng – over length được tính từ khung sau xe nâng đến chop  đầu càng nâng.

Chiều rộng trung bình – overall width

Chiều rộng trung bình của một chiếc xe nâng có thể khác nhau tùy vào các cách đo khác nhau.

Các thông số kích thước xe nâng hàng cơ bản

 

Kích thước xe nâng được xem như là một trong những yếu tố quyết định đến việc bạn có nên mua chiếc xe nâng này hay không? Bởi chỉ cần chiếc xe nâng có kích thước lớn hơn lối đi của nhà kho hay xưởng sản xuất, thì điều này chính xác là một vấn đề vô cùng khó khăn và nan giải.

Không chỉ vậy, kích thước xe nâng hàng còn ảnh hưởng đến mục đích vận hành của xe nâng, trong từng điều kiện kho bãi khác nhau.

Thông thường, khi mua xe nâng bạn nên chú ý đến 3 thông số là chiều rộng, chiều dài cũng như bán kính vòng quay của xe nâng. Nhờ đó, bạn có thể tính toán được chiều rộng kho bãi cần thiết để xe nâng có thể di chuyển một cách thuận lợi. Trong điều kiện kho bãi không thay đổi, bạn có thể tính toán được nên mua xe nâng có kích thước bao nhiêu để phù hợp với tình hình thực tế của mình.

Ngoài ra, mắm bắt được kích thước xe nâng hàng cũng giúp cho việc thiết kế tiến hành diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn. Từ những thông số của xe nâng, người kỹ thuật viên sẽ giúp các chủ doanh nghiệp đưa ra các phương án lựa chọn xe nâng thích hợp với điều kiện tài chính, loại hàng hóa cần nâng hạ, mục đích sử dụng xe nâng cũng như điều kiện kho bãi hiện có.

Tìm hiểu các thông số xe nâng 

Xe nâng có rất nhiều loại thông số kỹ thuật khác nhau. Do đó, trước khi quyết định mua xe nâng nào, bạn nên tìm hiểu kỹ các thông số này, để có được phương án lựa chọn đúng đắn nhất.

Tải trọng xe – Load Capacity (kg)

Tải trọng xe nâng là thông số cơ bản và quan trọng nhất của một chiếc xe nâng. Tải trọng xe nâng  – Load Capacity chính là khối lượng hàng hóa tối đa mà xe nâng có thể nâng hạ hoặc bốc dỡ.

Ví dụ: nếu trọng lượng xe nâng là 2 tấn. Thì tức là chiếc xe này có khả năng nâng hạ, hay bốc dỡ khối lượng hàng hóa tối đa là 2 tấn.

Lưu ý: càng lên cao thì tải trọng xe càng giảm dần. Đồng thời, nếu bạn sử dụng nhiều loại kẹp thì tải trọng xe cũng thấp đi.

Trọng tâm tải – Load center (kg)

Trọng tâm tải – Load center là khoảng cách giữa trọng tâm của xe nâng và hàng hóa.

kích thước xe nâng

Chiều cao nâng – Lift height (mm)

Chiều cao nâng – Lift height là khoảng cách giữa mép trên của càng xe và mặt đất. Tùy thuộc vào loại hàng hóa mà mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn chiều cao xe nâng phù hợp.

kích thước xe nâng

Chiều cao nâng tự do – Free lift (mm)

Chiều cao nâng tự do – Free lift là chiều cao nâng tính từ mặt đất lên tới điểm cao nhất của càng nâng. Nơi mà tại đó thanh nâng đầu tiên của xe vẫn chưa bị nâng lên theo.

kích thước xe nâng

Kiểu lái – Operator position

Hiện nay trên thị trường chỉ có 2 kiểu lái đó là đứng lái hoặc ngồi lái,… chúng áp dụng cho tất cả các dòng xe hiện nay như xe nâng điện tự động, xe nâng điện bán tự động, hay xe nâng dầu,…

Độ nghiêng thanh nâng – Tilt angle

Độ nghiêng thanh nâng – Tilt angle là góc đo của thanh nâng khi được đặt tại vị trí đứng thẳng, với khi chúng ngả về phía trước hoặc ngã về phía sau.

Chiều dài từ đuôi xe đến mặt càng – Length to face fork (mm)

Chiều dài từ đuôi xe đến mặt càng – Length to face fork sẽ giúp bạn xác định được chiều dài thực tế của xe nâng hàng là bao nhiêu.

Bán kính chuyển hướng – Turning radius

Bán kính chuyển hướng – Turning radius là bán kính được tạo ra khi xe đánh hết bánh lái và quay tròn lại. Với bán kính chuyển hướng, người lái xe nâng có thể canh đường đi và hàng hóa khi vận chuyển.

vòng quay xe nâng

Chiều rộng đường cho xe nâng quay góc 90 độ – Right aisle stacking width (mm)

Chiều rộng đường cho xe nâng quay góc 90 độ là chiều rộng tối thiểu để xe đang thực hiện động tác tiến hoặc lùi có thể thực hiện việc quay góc 90 độ sang bên trái hoặc sang bên phải.

thông số xe nâng

Khoảng cách gầm xe – Ground clearance (mm)

Khoảng cách gầm xe – Ground clearance là khoảng cách từ gầm xe xuống mặt đất. Theo đó, với nó bạn có thể tính toán khả năng di chuyển của chiếc xe này tại các đoạn đường gồ ghề, hoặc những nơi có vật cản.

Chiều cao của xe khi thanh nâng hạ thấp nhất – Mast lowered height (mm)

Chiều cao của xe khi thanh nâng hạ thấp nhất – Mast lowered height cho bạn biết khả năng di chuyển qua cửa của từng loại xe nâng.

kích thước xe nâng

Chiêu cao của xe khi thanh nâng lên cao nhất – Mast extended height (mm)

Chiều cao của xe khi thanh nâng lên cao nhất – Mast extended height cho bạn biết khả năng trạm trần của từng loại xe nâng khi càng nâng được nâng cao ở mức tối đa.

Chiều cao giá đỡ càng – Backrest height (mm)

Chiều cao giá đỡ càng – Backrest height cho biết khả năng đỡ hàng trên cao của xe nâng là bao nhiêu m. Chẳng hạn nếu chiều cao đỡ hàng của xe nâng là 2m thì tức là xe nâng này có thể đỡ hàng hóa tại chiều cao là 2m.

Nếu bạn muốn mua xe nâng để phục vụ cho việc di chuyển hoặc xếp hàng hóa trên cao thì không nên bỏ qua thông số xe nâng quan trọng này.

Độ mở càng – Fork spread 

Độ mở càng – Fork spread là khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất của càng nâng hàng hóa khi bạn thực hiện động tác đẩy hoặc thu nó vào.

Lực kéo tối đa – Max Drawbar Pull (N)

Lực kéo tối đa – Max Drawbar Pull là mức kéo hàng hóa tối đa mà xe nâng có thể thực hiện được.

lực kéo xe nâng

Đây là một thông số xe nâng tương đối quan trọng, nhất là đối với những ai sử dụng xe nâng với mục đích chính là để kéo đẩy các container.

Hệ thống xe nâng tự động khóa an toàn – Auto-lock suspension system

Hệ thống xe nâng tự động khóa an toàn – Auto-lock suspension system là hệ thống tự động bảo vệ xe nâng hàng khi người lái không còn ở vị trí. Lúc này, hệ thống sẽ tự động kích hoạt và tắt chức năng di chuyển. Đồng thời phát cảnh báo để báo động, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Khả năng xe nâng leo dốc – Grade ability

Khả năng xe nâng leo dốc – Grade ability là thông số dùng để chỉ độ cao của dốc mà xe có thể lên được khi đang không nâng hoặc nâng hàng hóa.

Tốc độ di chuyển – Travel speed (m/s)

Tốc độ di chuyển – Travel speed là thông số dùng để chỉ vận tốc của xe nâng là bao nhiêu khi đang không nâng hoặc nâng hàng hóa.

Zoomlion là một trong những nhà sản xuất hàng đầu về xe nâng hàng, cung cấp các sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý và dịch vụ bảo hành chuyên nghiệp. Với các dòng xe nâng điện, dầu và cắt kéo, Zoomlion đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng và mang lại sự linh hoạt và hiệu quả trong việc vận chuyển hàng hóa. Hãy liên hệ ngay với Zoom Việt Nam để biết thêm thông tin và lựa chọn chiếc xe nâng phù hợp nhất cho công việc của bạn!

Xem thêm Thu gọn
Facebook Zoomlion Zalo Zoomlion Messenger Zoomlion 0961 248 222